Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

Chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn

Mở cửa hàng tạp hóa được coi như một ý tưởng hay dù ở bất cứ nơi đâu thì những mặt hàng thiết yếu như: bột giặt, xà phòng, muối,… là những thứ không thiếu. Nếu như bạn đang có ý định mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn mà cần tham khảo thêm những thông tin và kinh nghiệm của những người đi trước thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm bán hàng tạp hóa cho người mới

>>> Xem thêm: [Góc chia sẻ] bán hàng tạp hóa lấy hàng ở đâu?

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa

Không phải ai kinh doanh hàng tạp hóa cũng thành công. Vì thế bạn cần phải cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ trước khi làm. Để mở cửa hàng tạp hóa ngoài việc chuẩn bị vốn bạn còn cần thực hiện quá trình như sau:

1. Lựa chọn mặt bằng

Tùy vào quy mô cửa hàng bạn muốn mở mà lựa chọn địa điểm cho phù hợp. Nếu bạn chỉ muốn mở một ở làng nhỏ trong thông thì có thể tận dụng nhà riêng nếu như nhà bạn gần đường và thuận tiện đi lại. Ngược lại, bạn muốn mở cửa hàng lớn thì hãy lựa chọn nơi có địa điểm đẹp, nhiều người qua lại, có diện tích rộng.

2. Tham khảo thị trường

Bạn cần khảo sát khu vực định mở cửa hàng để xem mật độ dân số và nhu cầu người dùng ở khu vực đó như thế nào, thông thường thì ở nông thôn những mặt hàng bình dân sẽ được ưa chuộng hơn.

3. Tìm nguồn hàng giá rẻ

Ở khu vực nông thôn bạn không thể bán được hàng giá cao như ở các trung tâm thành phố lớn. Vì thế để tăng lợi nhuận bạn cần phải tìm nguồn hàng giá rẻ. Tuy nhiên, giá rẻ nhưng cũng cần đảm bảo chính hãng, chất lượng vì nếu muốn làm ăn lâu dài và khách hàng quay lại thường xuyên.

4. Đầu tư cơ sở hạ tầng

Để bài trí cửa hàng gọn gàng và khách dễ tìm kiếm, tham khảo sản phẩm thì đầu tư những chiếc kệ trưng bày hàng hóa là rất cần thiết. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị rất nhiều thiết bị khác như: tủ lạnh, máy tính tiền,..

5. Đặt tên cửa hàng

Bất kỳ cửa hàng nào cũng cần phải có tên, đối với cửa hàng tạp hóa cũng vậy. Nếu như bạn muốn khách hàng nhớ tới cửa hàng của mình và xây dựng thương hiệu riêng thì hãy đặt tên cửa hàng một cách dễ nhớ nhất. Tránh trùng với những thương hiệu lớn khác vì sẽ dễ gây nhầm lẫn, dẫn đến nhiều kiện cáo về vi phạm bản quyền thương hiệu rất phức tạp.

Đặt tên cửa hàng tạp hóa

Đặt tên cửa hàng tạp hóa

6. Đa dạng hóa các mặt hàng

Vì nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình và người tiêu dùng cá nhân là khác nhau nên bạn cần phải đa dạng hóa các sản phẩm của mình đã có thể đáp ứng được. Đối với cửa hàng tạp hóa nhỏ, cần nhập các mặt hàng thiết yếu như: mắm, muối, mì tôm, bột giặt,  mì chính, đường, bia…Còn các cửa hàng tạp hóa quy mô lớn hơn, phải có thêm các mặt hàng của những thương hiệu uy tín, các sản phẩm có chất lượng cao như: sữa bột, váng sữa, bánh kẹo cao cấp, rượu vang…

7. Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết để mở cửa hàng tạp hóa

Các bạn sẽ phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ hợp pháp như giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và các giấy tờ hồ sơ công bố sản phẩm,…

Với những chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích. Chúc các bạn kinh doanh thành công!

 

Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Công Nghiệp 3S

Điện thoại: 02463292757 – Hotline: 0988663981

Văn phòng Hà Nội: Số 23, ngõ 188/3, P. Đại Mỗ, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.

The post Chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn appeared first on Kệ sắt công nghiệp tại Hà Nội | Giá sản xuất chỉ từ 900k/bộ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét