Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

Lợi Nhuận Ròng Là Gì? Công Thức Tính & 3 Yếu Tố Quan Trọng Cần Biết

Lợi nhuận ròng( lãi ròng) hay còn được gọi là lãi thuần hoặc thu nhập dòng. Là cách xác định lợi nhuận của một đơn vị sau khi hạch toán tổng chi phí và cả thuế. Và để giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại lợi nhuận này, chúng ta hãy cùng nhau khám phá thông qua bài viết dưới đây.

Các khái niệm về lợi nhuận ròng

Để có cái nhìn chính xác về lợi nhuận ròng thì bạn cần phải nắm vững được những khái niệm như sau:

Lợi nhuận ròng là gì?

Lợi nhuận ròng là gì?

Lợi nhuận ròng được theo một cách đơn giản nhất chính là khoản tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu bán sau khi đã được trừ đi tất cả các khoản chi phí, kể cả thuế. Như vậy lãi ròng cũng chính là tiền lãi của doanh nghiệp sau khi đã được đóng thuế.

Biên lợi nhuận ròng là gì?

Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin/ Net Margin) là thu nhập ròng hoặc lợi nhuận đã được tạo ra tính theo % doanh thu. Chính là tỷ lệ lời ròng trên doanh thu thuần của một công ty. Biên lợi nhuận ròng được thể hiện dưới dạng % nhưng đôi khi có thể là dạng thập phân.

Nó có vai trò thể hiện số tiền chuyển thành lợi nhuận trên mỗi đồng doanh thu mà một đơn vị đã thu được. Ngoài ra, còn được gọi với tên gọi khác là tỷ suất lãi ròng.

Lãi ròng là gì?

Lãi ròng hay còn được gọi là lãi thuần hay là thu nhập ròng. Đây được hiểu là sổ tiền còn lại sau khi đã thanh toán lãi suất, thuế, cổ tức ưu đãi và tất cả những khoản chi phí khác trong quá trình kinh doanh của một đơn vị trong 01 năm.

Lời ròng đã bao gồm giá sản phẩm, giá mặt bằng và các dịch vụ, hoạt động kinh doanh,… được tính dựa trên sự chênh lệch giữa chi phí kinh doanh và doanh thu.

Công thức tính lợi nhuận ròng

Lợi nhuận ròng của một doanh nghiệp được tính theo công thức như sau:

LNR = tổng doanh thu của đơn vị – (30% chi phí + 10%VAT) – 20% thuế phải đóng của doanh nghiệp.

Lưu ý:

Lời ròng có thể bị ảnh hưởng không nhỏ từ các chi phí tổ chức của doanh nghiệp. Vì vậy, để thu được lời ròng cao thì doanh nghiệp cần phải tiết kiệm khoản chi phí này. Mức chi phí hoạt động của các công ty hiện nay thường dao động ở mức 5%.

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến lãi ròng

Từ công thức trên có thể dễ dàng thấy những yếu tố tác động đến lời ròng bao gồm:

Yếu tố ảnh hưởng lợi nhuận ròng

Chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Khoản chi phí này càng cao thì có nghĩa là lời ròng càng thấp. Do đó công ty cần có những biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí nhất có thể. Vậy lợi nhuận ròng bao nhiêu là hợp lý? Tốt nhất tổng mức chi phí tối đa chỉ nên được 30% doanh thu của công ty.

Giá gốc của sản phẩm

Trong chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì phải kể đến yếu tố giá nhập vào. Giá gốc càng rẻ thì chắc chắn lãi càng cao. Vì thế, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm gì thì cũng nên tìm hiểu  thêm nhiều nguồn hàng khác. Hãy cân nhắc để chọn nguồn hàng có giá ưu đãi nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng.

Thuế thu nhập của doanh nghiệp

Thông thường thì mức thuế này sẽ được thu theo quy định, không thể làm tăng giảm theo nguyện vọng riêng được. Do đó, để kinh doanh có lãi thì doanh nghiệp chỉ có cách nâng giá bán sản phẩm, giảm, đồng thời tiết kiệm chi phí nhất có thể.

Vai trò cơ bản của lợi nhuận ròng

+ Là thước đo để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Chỉ số lợi nhuận sau khi trừ thuế càng lớn thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ càng cao.

+ Nếu chỉ số này rất nhỏ hơn hoặc chỉ bằng 0 thì hoạt động kinh doanh của công ty đó đang bị lỗ, bản thân doanh nghiệp cũng đang đứng trước nguy cơ phá sản. Lúc này đòi hỏi các nhà quản lý phải tìm nghiêm túc ra một hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp.

+ Vì chỉ số lời ròng trong mỗi ngành nghề là khác nhau, nên để phân tích tình hình tài chính của một công ty thì chúng ta phải đánh giá theo bình quân ngành hoặc giữa các công ty có cùng ngành kinh doanh tại cùng một thời điểm.

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu được lợi nhuận ròng là gì để hỗ trợ tốt hơn cho công việc của mình. Nếu bài viết hay và ý nghĩa thì trước khi rời khỏi trang web bạn đừng quên nhấn nút LikeShare cho kệ sắt giá rẻ 3s nhé.

The post Lợi Nhuận Ròng Là Gì? Công Thức Tính & 3 Yếu Tố Quan Trọng Cần Biết appeared first on Kệ sắt công nghiệp tại Hà Nội | Giá sản xuất chỉ từ 900k/bộ.

Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2021

Kệ Để Cuộn Polypia Tại KCN Tiên Sơn – Bắc Ninh

Kệ sắt giá rẻ 3s với điểm mạnh cung cấp nhiều hệ thống lưu trữ cho các doanh nghiệp trong ngành nghề may mặc. Mới đây 3s đã hoàn thiện dự án kệ để cuộn Polypia cho công ty dệt may tại KCN Tiên Sơn – Bắc Ninh.

Thông tin dự án kệ để cuộn Polypia

– Dự án: Kệ lưu trữ các cuộn Polypia.

– Sản phẩm: Kệ hạng nặng.

– Địa chỉ: KCN Tiên Sơn – Bắc Ninh.

Chi tiết dự án kệ để cuộn Polypia

Với mong muốn lưu trữ các cuộn polypia, cuộn vải các kích thước khác nhau – kệ sắt giá rẻ 3s sau khi nhận được yêu cầu đã đưa ra phương án kệ hạng nặng tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Hệ thống kệ có quy cách như sau:

– Mẫu kệ để cuộn 1 tầng chia 2 khoang:

+ Kích thước của kệ:

   Dài 3310 x Rộng 4000 x Cao 1800(mm).

+ Kệ gồm 4 chân trụ omega 90×60, 1 tầng thanh đỡ trục.

+ Các thanh beam giằng trên đỉnh kệ.

+ Mỗi tầng kệ có thể lưu trữ được 4 cuộn.

 + Tải trọng chịu lực là 2500kg/1 tầng.

Kệ để cuộn polypia 1 tầng

– Mẫu kệ để cuộn 2 tầng chia 5 khoang:

+ Kích thước của kệ:

    Dài 8140 x Rộng 2000 x Cao 2700(mm).

+ Kệ gồm 3 chân trụ omega 90×60, 2 tầng thanh đỡ trục.

+ Các thanh beam giằng đỉnh và giằng chéo khóa đỉnh.

+ Mỗi tầng kệ có thể lưu trữ được 2 cuộn.

 + Tải trọng chịu lực là 1300kg/1 tầng.

Kệ để cuộn polypia 2 tầng

Hình ảnh thực tế của kệ để cuộn Polypia

Kệ để cuộn polypia 1 tầng

Kệ để cuộn vải bắc ninh

Kệ gồm 5 khoang

Hoàn thiện kệ chứa polypia

Kệ để cuộn polypia 2 tầng

Hệ thống kệ chứa polypia

Hệ thống kệ chứa hàng

=> Với 2 hệ thống kệ hạng nặng trên, người dùng có thể dễ dàng thao tác với cuộn vải, polypia trong quá trình sử dụng. Giúp tăng năng suất làm việc, đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, chúng  tôi còn cung cấp các loại kệ hàng trung tải để chứa đựng các cuộn vải khi chưa sử dụng trong nhà kho với số lượng lớn.

Các cuộn polypia

Các thùng nguyên liệu

Kệ lưu trữ trong kho

Kệ để hàng kho polypia

Kệ lưu trữ thùng polypia

Kệ để cuộn polypia chưa dùng

Tất cả các sản phẩm của kệ sắt giá rẻ 3s đều được lựa chọn nguyên liệu kĩ lưỡng, sản xuất trên dây chuyền hiện đại đảm bảo chất lượng cao cho từng giá kệ. Khách hàng có nhu cầu mua kệ kho hàng, kệ pallet hoặc cần tư vấn về các vấn đề lưu trữ, giải pháp tối ưu cho nhà kho hãy liên hệ với 3s để nhận báo giá và tư vấn chi tiết nhất.

Công Ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Công Nghiệp 3S

Tel: 02463292757 – Hotline: 0988663981 – Mr. Long

Email: Cokhi3s.vn@gmail.com

The post Kệ Để Cuộn Polypia Tại KCN Tiên Sơn – Bắc Ninh appeared first on Kệ sắt công nghiệp tại Hà Nội | Giá sản xuất chỉ từ 900k/bộ.

Thứ Tư, 15 tháng 9, 2021

Lợi Nhuận Biên Là Gì? Những Lưu Ý Cần Biết Khi Tính Lợi Nhuận Biên

Lợi nhuận biên là gì? Có thể được hiểu theo một cách đơn giản chính là lợi nhuận kiếm được bởi một tổ chức hoặc cá nhân sau khi đã sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Và để giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại lợi nhuận này, chúng ta hãy cùng đi khám phá qua các thông tin trong bài viết dưới đây.

Lợi nhuận biên là gì?

Lợi nhuận biên là gì?

Lợi nhuận biên là gì? Lợi nhuận biên viết trong tiếng Anh là Marginal Profit. Đây là khoản lợi kiếm được khi đã sản xuất thêm một lượng sản phẩm. Lợi nhuận biên cũng chính là phần chênh lệch giữa chi phí biên và phần doanh thu biên.

Việc phân tích lợi nhuận biên và tỷ suất lợi nhuận chính xác vô cùng rất hữu ích vì nó có thể giúp xác định xem có nên mở rộng, ký hợp đồng sản xuất làm ăn hay là ngừng sản xuất hoàn toàn hay không, tại thời điểm đóng cửa.

Theo lí thuyết kinh tế học thì một công ty sẽ tối đa hóa lợi nhuận chung khi chi phí biên bằng doanh thu biên hoặc khi mà lợi nhuận biên đúng bằng 0.

Lợi nhuận cận biên là giá đã bán trừ đi chi phí biến đổi. “Lợi nhuận” chính là phần doanh thu đã loại trừ ảnh hưởng của chi phí biến đổi và vì thế đã được bù đắp được chi phí cố định.

Đặc điểm cơ bản của lợi nhuận biên

Lợi nhuận biên khác hoàn toàn với lợi nhuận trung bình, lợi nhuận ròng hoặc là các cách đo lường lợi nhuận khác. Điểm khác chính là lợi nhuận biên cho biết số tiền được tạo ra để có thể sản xuất thêm một lượng sản phẩm.

Lợi nhuận biên có ảnh hưởng trực tiếp bởi quy mô sản xuất vì khi một công ty lớn hơn, cơ cấu chi phí của nó sẽ làm thay đổi và tùy thuộc vào quy mô nền kinh tế, lợi nhuận có thể tăng hoặc làm giảm khi sản xuất tăng mạnh.

Tại một điểm nhất định thì lợi nhuận biên sẽ bằng 0 và sau đó âm (<0 ) khi quy mô kinh doanh của đơn vị tăng vượt quá khả năng dự định của nó. Tại thời điểm này, các công ty này sẽ có tính phi kinh tế theo quy mô. Thế nên, các công ty sẽ có xu hướng gia tăng sản xuất cho đến khi tất cả chi phí biên bằng với doanh thu biên, đó là khi phần lợi nhuận biên bằng 0.

Nếu lợi nhuận biên của một đơn vị đã chuyển sang âm (<0) thì ban lãnh đạo của công ty có thể quyết định thu hẹp quy mô sản xuất. Đồng thời, tạm ngừng sản xuất hoặc dừng toàn bộ nếu như phần lợi nhuận không dương.

Công thức tính giá trị lợi nhuận biên

Cách tính lợi nhuận biên

Chi phí biên (MC) là mức chi phí để sản xuất thêm một đơn vị và doanh thu biên (MP) là phần doanh thu kiếm được khi đã sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.

=> Lợi nhuận biên (MP) được xác định  = Doanh thu biên (MR) – Mức chi phí biên (MC)

Trong kinh tế vi mô hiện đại thì các công ty cạnh tranh với nhau sẽ có xu hướng sản xuất các đơn vị sản phẩm cho đến thời điểm chi phí biên bằng doanh thu biên (MC= MR) để mang lại lợi nhuận biên bằng 0 hiệu quả cho nhà sản xuất.

Nếu như cạnh tranh hoàn hảo thì sẽ không có lợi nhuận biên vì cạnh tranh luôn đẩy giá bán xuống chi phí biên. Do đó mà công ty sẽ hoạt động cho đến doanh thu biên bằng với mức chi phí biên; do đó MC = MR = P (Giá).

Nếu như một công ty không thể cạnh tranh về chi phí và hoạt động ở mức lợi nhuận biên âm (<0) thì cuối cùng công ty sẽ ngừng sản xuất. Vì thế, tối đa hóa lợi nhuận công ty khi công ty đã tạo ra một mức mà chi phí biên bằng với doanh thu biên và mức lợi nhuận biên sẽ bằng không.

Những lưu ý về lợi nhuận biên của doanh nghiệp

Lợi nhuận biên chỉ cho thấy được lợi nhuận kiếm được từ việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm, hoàn toàn không phải lợi nhuận chung của công ty. Nói cách khác, công ty nên ngừng sản xuất khi mà khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm và nó bắt đầu làm giảm mức lợi nhuận chung.

Chi phí cố định, hoặc là chi phí chìm, không nên được đưa vào để thực hiện tính toán lợi nhuận biên vì các chi phí sẽ được tính một lần này không làm thay đổi lợi nhuận khi thực hiện sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.

Trong thực tế, hiện nay đã có nhiều công ty hoạt động để tối đa hóa lợi nhuận biên để điều chỉnh cho chúng luôn bằng 0. Tuy nhiên, Thực tế ít có thị trường cạnh tranh hoàn hảo do các tiếp cận về kỹ thuật và  môi trường pháp lý, độ trễ, tạo nên sự bất cân xứng của thông tin.

Ngoài ra, nhiều công ty hoạt động sản xuất ở dưới mức công suất tối đa để có thể đẩy mạnh sản xuất khi nhu cầu đột ngột tăng mà lại không phải bị gián đoạn.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về lợi nhuận biên, hy vọng đã giúp các bạn nắm được những thông tin hữu ích. Nếu thấy hay và muốn cho người khác tham khảo bài viết thì bạn hãy nhấn nút Share nhé.

Bật mí 3 ý tưởng kinh doanh ít vốn lợi nhuận cao

The post Lợi Nhuận Biên Là Gì? Những Lưu Ý Cần Biết Khi Tính Lợi Nhuận Biên appeared first on Kệ sắt công nghiệp tại Hà Nội | Giá sản xuất chỉ từ 900k/bộ.

Thứ Tư, 8 tháng 9, 2021

Kệ Trung Tải Tại Long Biên – Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Long Biên

Hiện nay xu hướng sử dụng kệ trung tải tại Long Biên gia tăng, mọi khách hàng tại đây đều tìm kiếm đơn vị cung cấp giá kệ gần mình nhất. Vậy mẫu kệ này có quy cách ra sao? Khách hàng có thể tham khảo ngay dưới đây.

Thông tin dự án kệ trung tải tại Long Biên

– Dự án: Kệ nhà kho tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Long Biên.

– Sản phẩm: Kệ hàng trung tải.

– Địa chỉ: Phúc Đồng – Long Biên – HN.

Chi tiết dự án kệ trung tải tại Long Biên

Mới đây kệ sắt giá rẻ 3s đã nhận được yêu cầu lắp đặt hệ thống kệ hàng trung tải cho công ty Cổ Phần Đầu Tư Long Biên. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, nhân viên kĩ thuật 3s đã liên hệ tư vấn kích thước, tải trọng, mẫu kệ,… Sau khi hai bên thống nhất đã đưa ra quy cách chi tiết để phù hợp với không gian, diện tích nhà kho cũng như hàng hóa lưu trữ.

– Kệ hạng trung độc lập có kích thước: Dài 1800 x Rộng 400 x Cao 1800 (mm). Số lượng được cung cấp tại đây là 25 bộ.

– Khung kệ sử dụng chân omega 50x50x1,6mm. Các thanh giằng ngang, giằng chéo được kết nối lại tạo khung trụ chắc chắn.

– Kệ thiết kế gồm 5 tầng chứa hàng, mỗi tầng một thanh beam ngang ZP có độ dày, độ dài vừa phải. Mặt kệ dùng gỗ MDF màu ghi sáng có dán 4 cạnh bao quanh. Bên dưới mỗi sàn được bổ sung thêm 4 thanh tăng cứng giúp lực được dàn đều không bị võng khi hàng đặt lên.

– Hệ thống kệ đều phủ một lớp sơn tĩnh điện bên ngoài, khung trụ màu xanh, thanh beam màu cam. Tải trọng chịu lực của mỗi tầng là 200kg.

=> Kệ trung tải hiện đang được coi là hệ thống lưu trữ tối ưu nhất cho các kho hàng có diện tích vừa, nhỏ nhưng nhu cầu tải trọng lại lớn.

1 số hình ảnh lắp đặt kệ trung tải tại Long Biên

Các chi tiết dời của kệ

Mặt sàn kệ trung tải long biên

Kệ trung tải 4 tầng

Khung trụ kệ hạng trung

Hệ thống kệ hàng trung tải

Cận cảnh thanh beam ngang

Lắp đặt mặt sàn cho kệ

Lắp đặt kệ tại long biên

Kệ trung tải tại long biên

Đơn vị kệ sắt giá rẻ 3s là nhà sản xuất hàng đầu về giá kệ kho hàng với nhiều năm kinh nghiệm thiết kế – sản xuất và lắp đặt hàng nghìn dự án. Đáp ứng đầy đủ yêu cầu và đem lại sự hài lòng cho mọi khách hàng.

KỆ SẮT GIÁ RẺ 3S: “THÔNG MINH – TIỆN ÍCH – CHẤT LƯƠNG – AN TOÀN – GIÁ RẺ”

Khách hàng liên hệ với chúng theo hotline: 0988.663.981– Mr. Long để được tư vấn chi tiết nhất cũng như giải đáp những thắc mắc về sản phẩm.

The post Kệ Trung Tải Tại Long Biên – Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Long Biên appeared first on Kệ sắt công nghiệp tại Hà Nội | Giá sản xuất chỉ từ 900k/bộ.