Lợi nhuận ròng( lãi ròng) hay còn được gọi là lãi thuần hoặc thu nhập dòng. Là cách xác định lợi nhuận của một đơn vị sau khi hạch toán tổng chi phí và cả thuế. Và để giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại lợi nhuận này, chúng ta hãy cùng nhau khám phá thông qua bài viết dưới đây.
Các khái niệm về lợi nhuận ròng
Để có cái nhìn chính xác về lợi nhuận ròng thì bạn cần phải nắm vững được những khái niệm như sau:
Lợi nhuận ròng là gì?
Lợi nhuận ròng được theo một cách đơn giản nhất chính là khoản tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu bán sau khi đã được trừ đi tất cả các khoản chi phí, kể cả thuế. Như vậy lãi ròng cũng chính là tiền lãi của doanh nghiệp sau khi đã được đóng thuế.
Biên lợi nhuận ròng là gì?
Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin/ Net Margin) là thu nhập ròng hoặc lợi nhuận đã được tạo ra tính theo % doanh thu. Chính là tỷ lệ lời ròng trên doanh thu thuần của một công ty. Biên lợi nhuận ròng được thể hiện dưới dạng % nhưng đôi khi có thể là dạng thập phân.
Nó có vai trò thể hiện số tiền chuyển thành lợi nhuận trên mỗi đồng doanh thu mà một đơn vị đã thu được. Ngoài ra, còn được gọi với tên gọi khác là tỷ suất lãi ròng.
Lãi ròng là gì?
Lãi ròng hay còn được gọi là lãi thuần hay là thu nhập ròng. Đây được hiểu là sổ tiền còn lại sau khi đã thanh toán lãi suất, thuế, cổ tức ưu đãi và tất cả những khoản chi phí khác trong quá trình kinh doanh của một đơn vị trong 01 năm.
Lời ròng đã bao gồm giá sản phẩm, giá mặt bằng và các dịch vụ, hoạt động kinh doanh,… được tính dựa trên sự chênh lệch giữa chi phí kinh doanh và doanh thu.
Công thức tính lợi nhuận ròng
Lợi nhuận ròng của một doanh nghiệp được tính theo công thức như sau:
LNR = tổng doanh thu của đơn vị – (30% chi phí + 10%VAT) – 20% thuế phải đóng của doanh nghiệp.
Lưu ý:
Lời ròng có thể bị ảnh hưởng không nhỏ từ các chi phí tổ chức của doanh nghiệp. Vì vậy, để thu được lời ròng cao thì doanh nghiệp cần phải tiết kiệm khoản chi phí này. Mức chi phí hoạt động của các công ty hiện nay thường dao động ở mức 5%.
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến lãi ròng
Từ công thức trên có thể dễ dàng thấy những yếu tố tác động đến lời ròng bao gồm:
Chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Khoản chi phí này càng cao thì có nghĩa là lời ròng càng thấp. Do đó công ty cần có những biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí nhất có thể. Vậy lợi nhuận ròng bao nhiêu là hợp lý? Tốt nhất tổng mức chi phí tối đa chỉ nên được 30% doanh thu của công ty.
Giá gốc của sản phẩm
Trong chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì phải kể đến yếu tố giá nhập vào. Giá gốc càng rẻ thì chắc chắn lãi càng cao. Vì thế, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm gì thì cũng nên tìm hiểu thêm nhiều nguồn hàng khác. Hãy cân nhắc để chọn nguồn hàng có giá ưu đãi nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng.
Thuế thu nhập của doanh nghiệp
Thông thường thì mức thuế này sẽ được thu theo quy định, không thể làm tăng giảm theo nguyện vọng riêng được. Do đó, để kinh doanh có lãi thì doanh nghiệp chỉ có cách nâng giá bán sản phẩm, giảm, đồng thời tiết kiệm chi phí nhất có thể.
Vai trò cơ bản của lợi nhuận ròng
+ Là thước đo để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Chỉ số lợi nhuận sau khi trừ thuế càng lớn thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ càng cao.
+ Nếu chỉ số này rất nhỏ hơn hoặc chỉ bằng 0 thì hoạt động kinh doanh của công ty đó đang bị lỗ, bản thân doanh nghiệp cũng đang đứng trước nguy cơ phá sản. Lúc này đòi hỏi các nhà quản lý phải tìm nghiêm túc ra một hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp.
+ Vì chỉ số lời ròng trong mỗi ngành nghề là khác nhau, nên để phân tích tình hình tài chính của một công ty thì chúng ta phải đánh giá theo bình quân ngành hoặc giữa các công ty có cùng ngành kinh doanh tại cùng một thời điểm.
Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu được lợi nhuận ròng là gì để hỗ trợ tốt hơn cho công việc của mình. Nếu bài viết hay và ý nghĩa thì trước khi rời khỏi trang web bạn đừng quên nhấn nút Like và Share cho kệ sắt giá rẻ 3s nhé.
The post Lợi Nhuận Ròng Là Gì? Công Thức Tính & 3 Yếu Tố Quan Trọng Cần Biết appeared first on Kệ sắt công nghiệp tại Hà Nội | Giá sản xuất chỉ từ 900k/bộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét