Hàng hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Do đó, công việc quản lý kho yêu cầu tương đối cao, đòi hỏi người thực hiện phải có đủ trình độ và kinh nghiệm. Vậy công việc quản trị kho khó hay dễ vì sao? Chúng ta hãy đi vào bài viết để tìm hiểu về cv quản lý kho.
1. Công việc quản lý kho là gì?
Nghề quản lý kho hay còn gọi là thủ kho là công việc có lịch sử lâu đời. Xuất hiện rất sớm ngay từ khi hình thái kinh tế hàng hóa hình thành và đang ngày càng phát triển. Vì vậy có thể nói, đây là một nghề cũ nhưng cũng chưa bao giờ thất thế trong hoàn cảnh nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh ở nước ta.
Nhân viên thủ kho là người đảm nhận nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý hàng trong kho trong những công đoạn từ lúc chuyển hàng vào đến lúc hàng rời khỏi kho. Thực hiện thống kê lượng hàng nhập – xuất và các mặt hàng tồn đọng. Công việc này yêu cầu người thực hiện phải có tính chi tiết và tỉ mỉ.
2. Mô tả các công việc quản lý kho
Nhắc đến vị trí chức đánh quản lý kho thì chắc hẳn trong đầu người nghe đang mường tượng ra hình ảnh một người nhân viên quần áo chỉn chu, ngồi bàn giấy bấm bấm bàn phím máy tình cả ngày mà lại không phải làm gì khác. Đây là hoàn toàn sai lầm, hình ảnh người quản lý kho không hề đơn giản như vậy. Họ sẽ phải thực hiện liên tục rất nhiều công việc khác nhau, thậm chí chạy đi chạy lại nhiều lần để xuất nhập hàng, kiểm tra hàng hóa,…
Đảm bảo chất lượng cũng như số lượng
– Hàng sau khi đã được nhập kho sẽ do quản lý kho phải chịu trách nhiệm, trong đó đảm bảo về chất lượng cũng như số lượng là nhiệm vụ cốt lõi hàng đầu và quan trọng nhất của người thủ kho.
– Bộ phận sản xuất sau khi đã thực hiện hoàn thành công đoạn sản xuất sẽ phải trải qua khâu kiểm định tiếp theo là chất lượng của bộ phận QA. Chính vì vậy trước khi tiến hành nhập kho sản phẩm dường như là đã hoàn chỉnh. Vấn đề sau khi nhập kho sẽ có rất nhiều các tác nhân gây ảnh hưởng khác mà người quản lý kho cần hết sức chú ý, cẩn trọng. Ví dụ: khâu vận chuyển các hàng hóa từ chuyền sản xuất vào trong kho cũng sẽ có thể gây hư hỏng sản phẩm nếu vận chuyển không cẩn thận,…
Sắp xếp hàng hóa gọn gàng đúng khu vực trong kho
– Trong kho là nơi lưu trữ, bảo quản hàng hoá. Mỗi ngày doanh nghiệp sẽ thực hiện những nghiệp vụ xuất hoặc nhập sản phẩm nhiều lần, do vậy hàng hóa trong kho có thể nhanh bị lộn xộn. Người quản lý kho cần phải thực hiện việc điều phối cho các nhân viên vận chuyển sắp xếp lại kho gọn gàng, thu dọn sạch sẽ để lấy chỗ cho những lô hàng nhập kho tiếp theo.
– Trong doanh nghiệp, việc tuân thủ tiêu chuẩn 5S luôn được coi trọng và cũng là mục tiêu gắn liền với sự phát triển của từng doanh nghiệp, chỉ khi thực hiện tốt điều này thì công ty mới có thể tiến bộ qua từng ngày. Vì vậy tất cả các yếu tố trong 5S trong quản lý kho cần phải được thực hiện và duy trì đều đặn một cách tốt nhất.
Nhập kho – xuất kho hàng hoá theo lệnh, đúng quy trình
– Nhập kho và xuất kho cũng là 1 trong số những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhân viên quản lý kho. Hàng ngày sẽ có rất nhiều các lô hàng mới được nhập kho hoặc xuất kho. Do đó người quản lý kho cần phải thực hiện kiểm tra thật kỹ từng đơn hàng xem đã đủ số lượng, chất lượng và đảm bảo các yêu cầu về đóng gói hay chưa. Đặc biệt khi mỗi một nghiệp vụ diễn ra thì đều phải có giấy tờ, đơn xuất hàng của các bên có liên quan.
>>> PHIẾU NHẬP KHO LÀ GÌ? CÁCH VIẾT PHIẾU NHẬP KHO CHUẨN NHẤT
Thực hiện một số công việc khác
– Trong quá trình làm việc, việc gặp những sự cố phát sinh không mong muốn là rất khó tránh khỏi. Quản lý kho sẽ cần phải đưa ra những giải pháp khắc phục sao cho hiệu quả nhất với mức chi phí thấp nhất. Đối với những trường hợp không thể tự giải quyết thì có thể báo cáo lên cấp trên để có phương án giải quyết tốt hơn.
– Ngoài ra mỗi khi kết thúc công việc, người quản lý kho cần phải báo cáo lại tình hình thực hiện công việc của mình lên cấp trên. Điều này giúp quản lý nắm được tình hình hoạt động trong kho, cũng như đánh giá được năng lực làm việc của từng nhân viên.
>>> CÁCH TÍNH VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO CHÍNH XÁC NHẤT 2020
Qua những chia sẻ trên đây, chúng ta có thể dễ dàng thấy được công việc quản lý kho không hề đơn giản như nhiều người vẫn lầm tưởng. Nếu muốn tìm việc quản lý kho bạn cần phải thật sự chăm chỉ, chịu khó và học hỏi nhiều kinh nghiệm của những người đi trước. Chúc các bạn thực hiện công việc của mình thành công.
The post Công việc quản lý kho khó hay dễ? Vì sao? appeared first on Kệ sắt công nghiệp tại Hà Nội | Giá sản xuất chỉ từ 900k/bộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét