Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng phần trăm lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thế nên việc quản lý hàng tồn kho giữ vai trò quan trọng. Vậy định nghĩa quản trị hàng tồn kho là gì? Các mô hình quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp? Hãy cùng kệ sắt giá rẻ 3s khám phá trong bài viết dưới đây nhé!
Quản trị hàng tồn kho là gì?
Quản trị hàng tồn kho giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Bao gồm các công việc như theo dõi hoạt động kinh doanh, dự đoán tình hình biến động giá thị trường, điều phối lượng hàng tồn kho, đưa ra chiến lược, chính sách phù hợp để hạn chế tối đa các rủi ro. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đầu vào, đảm bảo cung cấp đủ sản phẩm cho thị trường tại mọi thời điểm, tăng sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Vai trò của các mô hình quản trị hàng tồn kho
– Hạn chế tối đa các rủi ro của hàng tồn kho như hàng hóa bị ứ đọng, chất lượng sản phẩm suy giảm, hết hạn sử dụng do tồn kho quá lâu.
– Đảm bảo số lượng hàng hóa tồn kho, luôn đủ để cung cấp ra ngoài thị trường, không bị gián đoạn.
– Các mô hình quản lý hàng tồn kho sẽ giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa lượng hàng trong kho, tăng hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí đầu tư.
– Đảm bảo sự cân đối giữa các khâu mua vào, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ.
=> Thông qua các hoạt động quản trị hàng tồn kho giúp cho các doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết định phù hợp để nhập nguyên liệu, chớp thời cơ, giảm chi phí mua vào nhưng vẫn đảm bảo được hoạt động lưu trữ, sản xuất và bán hàng diễn ra ổn định.
Các mô hình quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp hiện nay
Mỗi một doanh nghiệp sẽ có mô hình quản trị hàng tồn kho khác nhau. Nhưng phổ biến nhất vẫn là các mô hình quản lý hàng tồn kho dưới đây:
ABC analysis trong quản trị hàng tồn kho
Đây là phương pháp phân loại sản phẩm và nguyên liệu trong công tác quản trị hàng tồn kho. ABC analysis sẽ có 3 nhóm hàng tồn kho với các mức quản lý khác nhau đó là:
– Nhóm A: Gồm nguyên liệu, hàng hóa tồn kho cần kiểm soát nghiêm ngặt, chính xác vì giá trị lớn. Chu kỳ kiểm toán thường xuyên 1 lần/tháng.
– Nhóm B: Nguyên liệu, hàng tồn kho cần kiểm soát tốt nhất vì giá trị vừa phải chiếm khoảng 30% tổng lượng hàng. Thời gian kiểm toán hàng quý 1 lần/3 tháng.
– Nhóm C: Chỉ cần quản lý ở mức độ tương đối. Do giá trị hàng hóa không lớn nhưng chiếm tỉ trọng cao, thời gian kiểm toán 6 tháng 1 lần.
Mô hình EOQ – đặt hàng kinh tế cơ bản
Mô hình EOQ là cách dùng để tính toán lượng đặt hàng tối ưu nhất để mua vào lưu trữ. Các loại hàng hóa không phải bạn muốn mua vào bao nhiêu cũng được mà cần phải áp dụng EOQ. Từ đó tính toán và tìm ra số lượng hàng hóa phù hợp. Đây là mô hình đơn giản, hiệu quả và thông dụng nhất hiện nay.
Ưu điểm lớn nhất của EOQ đó là giúp giảm thiểu hóa chi phí đặt hàng, lưu kho. Và hạn chế là phải đáp ứng nhiều giả thiết thì mới đem tới kết quả chính xác. Dễ làm mất đi tính thực thế và tạo nên sự chênh lệch.
Mô hình POQ – đặt hàng theo lô sản xuất
Mô hình POQ là tăng cường tính thực tế bằng cách nới lỏng các giả thiết. Điểm khác biệt nhất và tạo nên giá trị thực tiễn là hàng hóa được đưa đến liên tục và tích lũy cho đến khi hàng được tập kết hết. Ngoài công ty thương mại, mô hình POQ còn phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất vật tư vừa và nhỏ.
Mô hình QDM – khấu trừ theo số lượng
Mô hình QDM được áp dụng khi nhà cung cấp có chính sách giảm giá với điều kiện bạn mua hàng nhiều. Trường hợp này gọi là bán hàng khấu trừ theo lượng mua. Nếu mua hàng với số lượng nhiều bạn sẽ được giảm giá sâu, chi phí đặt hàng giảm. Nhưng lượng dự trữ hàng hóa lớn sẽ khiến cho các khoản chi phí lưu trữ tăng cao, nhiều rủi ro trong kiểm toán lượng hàng tồn kho.
Mô hình QDM giúp bạn có câu trả lời cho bài toán này, làm tổng chi phí về hàng hóa dự trữ là thấp nhất nhưng vẫn được hưởng mức giảm giá tốt.
Mô hình tồn kho kịp thời J.I.T
J.I.T được hình thành vào những năm 1930 tại Nhật Bản. Đây là mô hình được các tổ chức giao cho bộ phận từ nguồn hàng, vận chuyển và quản lý,…Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đảm bảo cấu trúc, chỉ sản xuất ra những sản phẩm có thể bán được. Các bước sản xuất phải được phối hợp nhịp nhàng với nhau nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm trong thời gian ngắn nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Với các thông tin trên đây về các mô hình quản trị hàng tồn kho, hy vọng sẽ hữu ích đối với bạn. Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp mà bạn lựa chọn mô hình quản lý phù hợp. Nếu có thắc mắc nào cần được giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi, đội ngũ nhân viên kệ sắt 3s sẵn sàng hỗ trợ bạn.
The post Các Mô Hình Quản Trị Hàng Tồn Kho Của Doanh Nghiệp Logistics appeared first on Kệ sắt công nghiệp tại Hà Nội | Giá sản xuất chỉ từ 900k/bộ.