Thứ Năm, 24 tháng 12, 2020

Hệ thống kệ kho lạnh giá tốt nhất tại Hà Nội

Kho lạnh được biết tới là nơi bảo quản các loại thực phẩm, dược phẩm,…có nhiệt độ tới âm độ C, tương tự như tủ lạnh. Tại đây, các loại thiết bị sử dụng đều có thiết kế đặc biệt và giá kệ kho lạnh cũng không ngoại lệ. Vậy làm sao lựa chọn loại kệ phù hợp nhất? Cùng kệ sắt giá rẻ 3s tìm lời giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Kệ kho lạnh là gì?

Kệ kho lạnh 3s

Kệ kho lạnh là mẫu kệ sắt có cấu tạo, quy cách riêng biệt để có thể chịu được nhiệt độ trong các kho lạnh. Kệ được làm từ sắt cao cấp, phủ sơn tĩnh điện chống hoen gỉ bên ngoài. Kệ có thể chịu được sự oxy hóa từ môi trường cũng như nhiệt độ cực thấp khi thay đổi đột ngột. Kệ được sử dụng là sản phẩm chuyên dụng, dành riêng cho kho lạnh.

Ưu điểm của kệ kho lạnh

– Kệ được làm từ sắt cao cấp vì vậy tuổi thọ sử dụng rất cao.

– Kệ có thể chịu tải trọng từ vài chục đến vài nghìn kg/ 1 tầng.

– Kệ có thể thay đổi khoảng cách giữa các tầng tùy ý.

– Hàng hóa được bảo quản tốt, tránh hư hỏng.

Tiêu chí lựa chọn kệ kho lạnh

Kệ chống oxy hóa cao

Giá kệ kho lạnh cần đạt được tiêu chí cao về độ chống oxy hóa bởi nhiệt độ trong kho thay đổi, thường xuyên phải chịu hơi ẩm. Nếu kệ kém chất lượng sẽ dần bị hoen gỉ, bong tróc ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa.

Khách hàng có thể lựa chọn một số loại giá kệ đáp ứng được nhiệt độ và độ bền trong kho lạnh như: Kệ selective, kệ double deep, giá kệ trung tải, kệ drive in,… Những loại kệ này thường được áp dụng công nghệ phun sơn tĩnh điện mới chống mọi tác nhân ảnh hưởng từ môi trường.

Kệ có độ chịu lực tốt

Thông thường, các kho luôn có quy mô lớn vì vậy lượng lượng hàng hóa lưu trữ rất nhiều, cần phải sử dụng mẫu kệ kho lạnh chịu được tải hàng hóa từ trung bình đến lớn.

– Nếu diện tích kho nhỏ, ít hàng và tải trọng từ 20 – 100kg/ 1 tầng bạn có thể dùng kệ sắt V lỗ.

– Hàng hóa có khối lượng lớn, tải trọng từ 200 – 700kg/ 1 tầng bạn nên dung kệ kho trung tải.

Kệ kho lạnh

– Nếu kho lưu trữ hàng hóa tải trọng nặng hơn trên 800kg/ 1 tầng bạn cần lựa chọn mẫu kệ công nghiệp, kệ pallet để chứa đựng dễ dàng và an toàn hơn.

Giá kệ kho lạnh

Kệ linh hoạt trong tháo lắp, di chuyển

Ngoài điều kiện chất lượng tốt, kệ cũng cần được lựa chọn dựa trên yếu tố linh hoạt trọng việc tháo lắp và di dời khi cần thiết. Đa số các mẫu kệ hiện nay đều được nhà sản xuất thiết kế chú trọng vấn đề này.

Nên mua kệ kho lạnh ở đâu?

Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương mại Công Nghiệp 3s là nhà sản xuất và thi công kho lạnh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, 3s đã vinh dự được hợp tác với nhiều doanh nghiệp lớn.

Kệ sắt giá rẻ 3s – nơi hội tụ đội ngũ nhân viên nhiệt huyết với chuyên môn cao đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc cho các dự án trong và ngoài nước. Ngoài ra với các trang thiết bị, máy móc hiện đại đảm bảo công trình thi công luôn đạt chất lượng tốt và đúng tiến độ.

Kệ sắt giá rẻ 3s cam kết tới khách hàng:

– Đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ đạt theo tiêu chuẩn quốc tế.

– Đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thi công, sử dụng.

– Luôn đảm bảo tiến độ thi công đã đề ra.

– Giá thành rẻ nhất thị trường.

>>> Xem thêm: NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ NHÀ KHO THÔNG MINH – TỰ ĐỘNG

The post Hệ thống kệ kho lạnh giá tốt nhất tại Hà Nội appeared first on Kệ sắt công nghiệp tại Hà Nội | Giá sản xuất chỉ từ 900k/bộ.

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2020

Có các loại kho bãi trong logistics nào? Những lưu ý cần biết

Kho bãi giữ một vai trò quan trọng trong chuỗi vận tải hàng hóa logistics. Không chỉ giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận chuyển mà còn bảo quản hàng hóa dễ dàng hơn. Vậy có các loại kho bãi trong logistics nào? Vai trò của kho hàng logistics? Hãy cùng kệ sắt giá rẻ 3s tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Kho bãi trong logistics là gì?

Kho bãi trong logistics là gì?

Kho bãi trong logistics là gì?

>>> CÔNG VIỆC QUẢN LÝ KHO KHÓ HAY DỄ? VÌ SAO?

Kho bãi hay kho hàng trong logistics là khái niệm được sử dụng để chỉ nơi bảo quản và lưu trữ sản phẩm bao gồm các thành phẩm và nguyên liệu. Nhằm mục đích cung ứng cho khách hàng nhanh chóng với mức chi phí thấp. Ngoài ra chúng còn thực hiện nhiệm vụ khác như cung cấp thông tin về vị trí, tình trạng và điều kiện lưu trữ của các loại hàng hóa.

Hiểu một cách đơn giản, kho logistics là nơi cất giữ nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu cho tới điểm cuối của hoạt động cung ứng. Cung cấp đầy đủ các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu trữ và vị trí của hàng hóa. Chính vì thế, kho hàng logistics giữ vai trò quan trọng trong chuỗi phân phối hàng hóa của doanh nghiệp.

Hiện nay, hệ thống kho bãi ở Việt Nam đang tăng nhanh chóng. Không chỉ ở các doanh nghiệp lớn mà cả doanh nghiệp nhỏ. Để vận hành – quản lý diễn ra ổn định, doanh nghiệp cần phải có kiến thức cơ bản về kho.

Vai trò của các loại kho trong logistics

Mặc dù trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kho trong logistics. Thế nhưng các loại kho hàng trong logistics đều hướng tới một vai trò chung đó là:

– Giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vận tải, chi phí trong sản xuất.

– Đảm bảo duy trì nguồn cung ứng hàng hóa ổn định.

– Tiết kiệm chi phí lưu thông hàng hóa thông qua việc quản lý tốt hao hụt hàng hóa, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm cơ sở vật chất của kho bãi.

– Đem tới cho khách hàng nhiều dịch vụ tốt hơn, cung cấp đủ số lượng, chất lượng và tình trạng của hàng hóa nhanh chóng.

– Tạo nên sự khác biệt, cạnh tranh của các doanh nghiệp với nhau.

Có các loại kho bãi trong logistics nào?

Đây là một trong số rất nhiều câu hỏi mà chúng tôi nhận được trong thời gian qua. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại kho hàng trong logistics để phù hợp với yêu cầu của từng doanh nghiệp. Có các loại kho hàng trong logistics là:

Kho ngoại quan (bonded warehouse)

– Là khu vực kho, bãi được dùng để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện các dịch vụ với hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ trong nước đưa vào kho. Hợp đồng thuê kho sẽ được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng. Các kho ngoại quan có thể sẽ thuộc sở hữu của nhà nước hay công ty tư nhân.

Kho CFS (container freight station)

– Kho CFS còn có tên gọi khác là địa điểm thu gom hàng lẻ. Đây là loại kho chuyên dụng được dùng để thu gom hoặc tách lẻ hàng hóa vận chuyển. Kho CFS được sử dụng khi các chủ hàng, công ty không có đủ hàng để lấp đầy một công-ten-nơ (FCL). Dịch vụ tại kho CFS sẽ bao gồm các công việc như đóng gói, đóng gói lại, sắp xếp,…. Tại đây, hàng hóa sẽ được đưa vào địa điểm thu gom để chờ làm thủ tục xuất – nhập khẩu rồi mới chia tách hoặc đóng ghép chung công-ten-nơ.

Kho bảo thuế (Tax suspension warehouse)

– Là kho dùng để chứa các loại nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế. Theo đó, kho bảo thuế thường thuộc sở hữu của các doanh nghiệp và các doanh nghiệp này sẽ phải chịu trách nhiệm trực tiếp, phối hợp với cơ quan hải quan để thực hiện việc kiểm tra và giám sát kho bảo thuế.

Các loại kho hàng trong logistics

Các loại kho hàng trong logistics

Bên cạnh đó, người ta còn chia kho hàng logistics thành 4 loại sau:

  • Kho dự trữ quốc gia ngoài đô thị: Là loại kho đặc biệt chịu sự quản lý trực tiếp của nhà nước. Bởi vậy kho này luôn được bố trí tại nơi an toàn với điều kiện bảo vệ tốt.
  • Kho trung chuyển: Nhằm phục vụ cho công việc chuyển giao hàng hóa, tài sản trước khi phân phối đi nơi khác. Kho trung chuyển được bố trí ở các vị trí thuận lợi về giao thông, gần tàu ga, sân bay,…
  • Kho công nghiệp: Phục vụ cho các hoạt động của nhà máy, xưởng sản xuất công nghiệp. Chúng được đặt tại cạnh khu công nghiệp hoặc trong khu công nghiệp.
  • Kho vật liệu xây dựng vật tư và nguyên liệu phụ.: Phục vụ cho các thành phố và các khu công nghiệp. Được bố trí thành cụm ở phía ngoài hay cạnh các đầu mối giao thông.
  • Các kho phân phối: Các loại hàng chứa trong kho chủ yếu sẽ là lương thực thực phẩm. Hàng hoá bố trí đều tại kho dân dụng của thành phố nhưng vẫn đáp ứng được khoảng cách cần thiết đối với khu ở của dân cư.

Với các thông tin trên đây về các loại kho trong logistics, hy vọng sẽ giúp ích bạn. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn lựa chọn kho hàng phù hợp.

Thảo khảo thêm: 

>> https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%ADu_c%E1%BA%A7n

>> https://en.wikipedia.org/wiki/Logistics

The post Có các loại kho bãi trong logistics nào? Những lưu ý cần biết appeared first on Kệ sắt công nghiệp tại Hà Nội | Giá sản xuất chỉ từ 900k/bộ.

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2020

Khấu hao nhà xưởng bao nhiêu năm? Cách tính chi tiết – dễ hiểu

Đầu tư làm nhà xưởng cần một khoản chi phí rất lớn vì thế khi có ý định xây dựng nhà xưởng trên mảnh đất thuê, người đầu tư cần phải nắm rõ các thông tin về pháp lý để tính toán, kinh doanh thành công. Do đó, biết cách tính khấu hao nhà xưởng bao nhiêu năm là rất quan trọng.

Vậy tài sản gồm những gì? Xác định tài sản bằng cách nào? Hãy tìm kiếm câu trả lời ngay dưới đây!

>>> Xem thêm: NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ KHO HÀNG TỰ ĐỘNG

Cách xác định tài sản của nhà xưởng sản xuất

Khấu hao nhà xưởng

– Hệ thống tài sản luôn bao gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình cố định. Do đó khi xét đến giá trị, điều kiện hình thành hệ thống nhà xưởng sản xuất sẽ được xếp vào loại tài sản cố định hữu hình.

– Theo điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC đã có giải thích: “Tài sản cố định hữu hình: là bao gồm những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất có thể thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình và thực hiện tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, nhưng vẫn có thể giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải…”

Công thức xác định khấu hao nhà xưởng bao nhiêu năm

– Theo quy định pháp lý tại thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ tài chính quy định như sau:

Khấu hao tài sản cố định là chính việc tính toán và phân bố một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào tất cả các chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao trong loại tài sản cố định.

– Thời gian thực hiện trích khấu hao tài sản cố định là thời gian cần thiết mà doanh nghiệp thực hiện cho việc trích khấu hao tài sản cố định để có thể thu hồi vốn đầu tư TSCĐ.

– Để xác định khấu hao nhà xưởng bao nhiêu năm thì ta có các cách sau:

+ Đối với tài sản nhà xưởng cố định còn mới, chưa được sử dụng thì để xác định nhà xưởng khấu hao bao nhiêu năm thì phải thực hiện căn cứ vào bảng phụ lục 1 ban hành kèm thông tư 45/2013/TT-BTC.

+ Đối với tài sản nhà xưởng đã cố định đã qua sử dụng thì thời gian trích khấu hao của tài sản cố định sẽ được xác định theo công thức như sau:

-> Thời gian trích khấu hao tài sản nhà xưởng cố định (TSCĐ) = Giá trị hợp lý của TSCĐ / Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% tương đương trên thị trường * Thời gian được trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại được xác định theo phụ lục 1 theo thông tư 45/2013/TT-BTC.

Những điều cần biết khi xây dựng nhà xưởng trích xuất khấu hao trên đất thuê

– Thông tư 96/2015/TT-BTC cần sửa đổi, bổ sung thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn luật thuế thu nhập của doanh nghiệp và nghị định 218/2013/NĐ-CP. Đồng thời căn cứ quy định tại điểm E khoản 2.2, Điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về việc thực hiện trích khấu hao tính vào chi phí như sau:

+ Trường hợp doanh nghiệp đã có công trình trên đất như trụ sở văn phòng, nhà xưởng hay cửa hàng phục vụ cho mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo đúng như mức trích khấu hao và thời gian sử dụng tài sản thuộc loại cố định quy định hiện hành của Bộ Tài chính đối với các công trình này nếu được đáp ứng các điều kiện như sau:

++ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên của doanh nghiệp (trong trường hợp đất đó đang thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp) hoặc có hợp đồng thuê đất hay mượn đất hợp pháp giữa doanh nghiệp với đơn vị, cá nhân có đất và đại diện doanh nghiệp cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hợp đồng (nếu trong trường hợp đất đi thuê hoặc là đi mượn).

++ Hóa đơn thanh toán của khối lượng công trình xây dựng bàn giao kèm theo hợp đồng xây dựng công trình, thanh lý hợp đồng và quyết toán giá trị công trình xây dựng mang tên, địa chỉ và với mã số thuế của doanh nghiệp.

++ Công trình trên đất được quản lý, và thực hiện theo dõi hạch toán theo quy định hiện hành về quản lý tài sản cố định.

Như vậy, nếu như công ty hay đơn vị của bạn thuê đất của cá nhân, trong hợp đồng thỏa thuận công ty của bạn được phép xây dựng nhà xưởng trên đất, công ty bạn thì sẽ được trích khấu hao đối với nhà xưởng với khung thời gian trích khấu hao từ 25 năm đến 50 nếu mà có đủ các giấy tờ sau:

– Có hợp đồng thuê đất để xây dựng nhà xưởng với cá nhân hợp pháp.

– Có hóa đơn đã thanh toán khối lượng công trình xây dựng mang tên, MST và địa chỉ của công ty bạn.

– Biên bản nghiệm thu, bàn giao, thực hiện quyết toán giá trị công trình mang tên, MST, địa chỉ của chính công ty bạn.

– Biên bản thanh lý hợp đồng còn giá trị pháp lý có mang tên, MST và địa chỉ của công ty bạn.

– Chứng từ thuê khoán lao động và cả hóa đơn mua vật tư.

– Được quản lý, theo dõi hạch toán theo quy định đang hiện hành về quản lý TSCĐ.

Trên đây là những chia sẻ về cách tính khấu hao nhà xưởng bao nhiêu năm, hy vọng bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích. 

Tham khảo thêm: https://bom.to/SOUghqD

The post Khấu hao nhà xưởng bao nhiêu năm? Cách tính chi tiết – dễ hiểu appeared first on Kệ sắt công nghiệp tại Hà Nội | Giá sản xuất chỉ từ 900k/bộ.